Các vấn đề của tấn công Tấn công (quân sự)

  • Mục tiêu và Bối cảnh chính trị: một cuộc tấn công quân sự xuất phát từ động cơ của nhà nước, việc dùng bạo lực là bước cuối cùng để đạt mục tiêu chính trị nhà nước. Tấn công phải đặt trên nền tảng một động cơ với mục tiêu rõ ràng. Đối với các quốc gia dân chủ, hành động tấn công phải được biện minh với truyền thông và xách động quần chúng, chứng minh tính cần thiết của tấn công hoặc tấn công phản kích. Vì thường một cuộc tấn công chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến tranh, và ít có khả năng đạt điểm dừng. Tấn công cũng đòi hỏi sự thông cảm và đồng thuận quốc tế như trường hợp phản công tự vệ, như sau các sự kiện Chìm RMS Lusitania, Trận Trân Châu Cảng, Thảm sát Ba Chúc, Sự kiện 11 tháng 9,... Thiếu việc đánh giá vấn đề quốc tế sẽ nguy hiểm cho phe tấn công nếu bên bị tấn công nhận được giúp đỡ quốc tế, và gây ra các áp lực đối với nước tấn công. Nhiều sự kiện tạo ra được phái thuyết âm mưu lý giải là nhằm hỗ trợ cho một cuộc tấn công quân sự.
  • Cân nhắc yếu tố Liên minh: Hành động tấn công phải cân nhắc tình trạng liên minh, bao gồm liên minh quân sự của nước sẽ bị tấn công. Vì một quốc gia sẽ khó lòng đương đầu với một đối phương có sự hỗ trợ từ bên thứ ba, bao gồm chiến tranh của một liên minh quân sự.
  • Chiến lược quân sựchiến thuật quân sự: Một cuộc tấn công phải có sự chọn lựa chiến lượcchiến thuật phù hợp. Đạo quân tấn công không thể tràn sang mặt trận chiến đấu một cách vô tổ chức. Trên cấp chiến lược, tấn công phải xác định hướng tiến quân, với địa bàn là địa điểm hành quân đến xác định, và mục tiêu chiến lược, phương án chiến lược lớn nhất đề ra. Trên cấp chiến thuật, một cuộc tấn công phải tổ chức tốt việc quản lý và điều hành các đơn vị vũ trang, đội hình chiến thuật.
Việc chọn lựa chiến lượcchiến thuật là nhằm đáp ứng việc chạm trán với các đơn vị quân đối phương một cách phù hợp. Cụ thể, nếu xác định ưu thế quân đối phương có nhiều lực lượng tăng-thiết giáp, quân tấn công sẽ tăng cường các loại vũ khí chống tăng. Chọn lựa chiến lược và chiến thuật là đáp ứng yêu cầu về địa hình của nước sẽ bị tiến công với các đặc trưng quốc phòng về đơn vị vũ trang và chiến thuật riêng của nước sẽ bị tấn công.
  • Xác định mức độ tổn thất có thể và khả năng quốc phòng đối phương: Tấn công phải xác định khả năng thành công của nó, các yếu tố tổn thất, đánh giá chính xác khả năng quốc phòng của đối phương, và tính toán khả năng phản công của họ. Hàng loạt kịch bản sẽ được đặt ra để đánh giá. Vì nếu bên bị tấn công có năng lực quốc phòng không được đánh giá đúng, thì nguy cơ phản ứng toàn diện để trả đũa sẽ nguy hiểm cho phe tấn công, bao gồm quân tấn công bị thiệt hại trầm trọng và quân đối phương sẽ đẩy lùi và tiến vào lãnh thổ nước tấn công.
Mức độ nhỏ trong chiến đấu, tấn công vào đối phương không phòng bị có thể giảm thiểu thiệt hại cho quân tấn công. Thông thường khi tấn công vào lực lượng đang đặt trong tình trạng báo động, phòng thủ mức độ cao, thì tổn thất sẽ nặng nề. Vì quân phòng thủ được bố trí đội hình, vị trí chiến đấu, sẵn sàng hỏa lực, cũng như sự che chắn của công sự và ngụy trang sẽ có khả năng chống trả mạnh mẽ.
  • Thế và Lực: đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến tranh, đạo quân chủ động tấn công sẽ tạo ra cơ hội chiến thắng cao hơn, họ chủ động lựa chọn địa điểm và thời điểm tấn công nhất định mà quân đối phương không thể dễ dàng phán đoán, từ đó khó thực hiện các biện pháp phòng vệ nhanh chóng và hiệu quả. Quân tấn công cũng chủ động chọn lựa phương án tác chiến có lợi hơn.
Ở mức độ cao của chiến tranh, trên một mặt trận, quốc gia tấn công nếu duy trì được Thế tấn công sẽ chủ động, khi thế thượng phong được duy trì, khả năng chiến thắng sẽ cao hơn. Bao gồm chiến sự diễn ra trên lãnh thổ đối phương sẽ trực tiếp gây ra thiệt hại. Đồng thời, áp lực phòng thủ rộng khắp, và bị động trong chiến đấu từ mức độ chiến trường của trận đánh nhỏ đến mức độ tình thế chiến tranh chung mặt trận sẽ gây ra khả năng bại trận cao nhất cho quân phòng thủ.Một khả năng quân sự mạnh mẽ nhưng rơi vào Thế bị động thì về Lực cũng khó khiến quân phòng thủ đứng vững. Việc tổ chức phòng thủ trong tình huống bị động, rối ren sẽ khiến quân phòng thủ thiệt hại nặng nề. Trong nhiều cuộc chiến tranh, các phe đánh nhau không chỉ cân đo về Lực, tức sức mạnh quân sự, mà chiến đấu liên tục nhằm vào việc giành thế chủ động. Khi Thế trận xoay chiều thì sẽ thuận lợi hơn cho các giai đoạn chiến đấu sau. Vào Thế chiến II, đến năm 1944, Thế trận xoay chiều cho quân Đức, họ rơi vào Thế thủ, phải mau chóng lùi dần về phía tây, tập hợp và tổ chức các tuyến phòng thủ, và Thế chủ động mất đi, quân Đức chỉ chống trả các cuộc tấn công của Hồng quân như thế cho đến ngày sụp đổ.
  • Xác định vấn đề sau tấn công: Một cuộc tấn công vào lãnh thổ đối phương phải xác định các tình huống hậu chiến. Quân tấn công sẽ phải có biện pháp chiếm đóng lãnh thổ dài lâu, hay ký các thỏa thuận với đối phương và rút quân. Hoặc sẽ phải đối mặt với việc rời đi, quân đối phương tái chiếm, phục hồi và tổ chức phản công.
  • Tấn công dân sự: Một cuộc tấn công quân sự phải xác định rõ mục tiêu quân sự, trọng tâm là loại bỏ lực lượng chiến đấu đối phương, chứ không tấn công dân sự. Việc tấn công dân thường ở các khu vực không có dấu hiệu vũ trang được xem là vi phạm các thỏa thuận và luật pháp quốc tế, nhưng vẫn thường xuyên bị vi phạm. Trong bối cảnh hiện nay, chiến tranh nếu bùng phát dễ dàng lan trên diện rộng, chiến tranh hiện đại ngày nay thường liên quan loại hình chiến tranh tổng lực trong đó việc tấn công dân sự và tấn công quân sự thường không được phân biệt rõ ràng.